Trang chủTin tứcmột số bệnh phổ biến ở các tài xế đường dài

một số bệnh phổ biến ở các tài xế đường dài

#Tin tức 14/11/2018 1201 lượt xem

Một số bệnh phổ biến ở các tài xế đường dài

Các tài xế nghiệp dư hay chuyên nghiệp đều có thể mắc một số các vấn đề sức khoẻ phổ biến như: Cao huyết áp, hội chứng ngưng thở khi ngủ, tiểu đường…

benh thuong gap o cac tai xe duong dai

Bệnh cao huyết áp

Huyết áp là phép đo áp lực máu lên thành động mạch khi tim đập. Huyết áp cao có thể dẫn tới các bệnh mãn tính như bệnh tim, bệnh thận, đột quỵ, tổn thương mắt, v.v… Đối với các tài xế, huyết áp cao có thể ảnh hưởng đến việc lái xe an toàn.

Nếu bị bệnh cao huyết áp, các tài xế nên chú ý tới các bài tập thể dục phù hợp, kiểm soát căng thẳng, giảm lượng muối trong thức ăn và đồ uống, hạn chế sử dụng thuốc lá để cải thiện sức khoẻ.

Ngoài ra, khi mắc bệnh này, các tài nên sớm gặp bác sĩ để có được phương pháp trị liệu phù hợp, thường xuyên kiểm tra huyết áp, không nên sử dụng bừa bãi các loại thuốc ngoài chỉ dẫn của bác sĩ.

benh thuong gap o cac tai xe duong dai h1

Hội chứng ngưng thở khi ngủ

Hội chứng này là vấn đề sức khoẻ phổ biến nhất ở nhóm các tài xế xe tải. Nếu có bệnh lý này, hơi thở có thể rất nông hoặc có thể bị nừng thở trong khi ngủ. Ở một số người, tình trạng này có thể xảy ra nhiều lần, thường xuyên khiến chất lượng giấc ngủ bị ảnh hưởng nghiêm trọng, gây mệt mỏi dẫn tới mất an toàn khi tham gia giao thông.

Theo đó, chứng ngưng thở khi ngủ được chia làm ba loại: Ngưng thở tắc nghẽn (OSA), Ngưng thở trung ương (CSA) và Ngưng thở hỗn hợp (MSA).

Chứng ngưng thở tắc nghẽn là các cơn tắc nghẽn đường hô hấp trên toàn phần hoặc một phần khi ngủ, lặp đi lặp lại. Trong khi ngủ, phần cơ họng được nghỉ ngơi, lưỡi và các mô mềm ở hầu họng giãn ra và gây nghẽn đường thở một phần hoặc hoàn toàn. Khi ngưng thở, không khí qua vùng nghẽn bị hạn chế, làm giảm nồng độ ô-xy trong máu. Sự thiếu hụt oxy phát ra tín hiệu đánh thức một phần não để chỉ huy cơ thể thở. Vì cơ hoành và cơ ngực cần phải làm việc nhiều hơn để ép không khí qua vùng hẹp, hơi thở thường là thở gấp, khịt mũi hoặc ngáy. Một khi hơi thở trở về bình thường thì não quay lại trạng thái ngủ và quy trình này lại bắt đầu. Cứ như vậy quy trình này có thể xảy ra vài lần hoặc hàng trăm lần trong một đêm tùy thuộc vào mức độ nặng của bệnh.

Hội chứng Ngưng thở trung ương ít gặp hơn hội chứng ngưng thở tắc nghẽn và xảy ra khi não không chỉ huy được các cơ quan kiểm soát thở.

Hội chứng ngưng thở hỗn hợp, đúng như tên gọi của nó là sự phối hợp của cả hội chứng ngưng thở tắc nghẽn và ngưng thở trung ương.

Theo các bác sĩ chuyên khoa về Hô hấp và Dị ứng, chứng ngưng thở khi ngủ có một số triệu chứng như: Ngáy to; Buồn ngủ quá mức vào ban ngày; Dễ cáu kỉnh và liên tục thay đổi tâm trạng; Đau đầu; Buồn ngủ mà không ngủ được; Khó tập trung.

Ngoài ra, hội chứng ngưng thở khi ngủ cũng là nguyên nhân dẫn tới một số bệnh như: tăng huyết áp, tiểu đường tuýp 2, bệnh về tim, trào ngược dạ dày – thực quản, tăng cân, trầm cảm.

Nếu có vấn đề về giấc ngủ, các tài xế nên sớm đi khám và nhận tư vấn từ các bác sĩ chuyên khoa. Từ các chẩn đoán, thăm dò, thử nghiệm cụ thể, các tài xế sẽ sớm có phương pháp điều trị, khắc phục phù hợp (Ví dụ: Liệu pháp áp lực đường thở dương liên tục, đeo nẹp hàm, phẫu thuật, v.v…)

benh thuong gap o cac tai xe duong dai h2Qua thời gian, việc liên tục tiết insulin sẽ gây tổn thương tế bào β, làm giảm tiết insulin, khiến đường huyết áp tiếp tục gia tăng gây bệnh tiểu đường

Bệnh tiểu đường

Theo nghiên cứu của Health Sina, các tài xế luôn phải tập trung cao độ, cảnh giác, xử lý tình huống bất ngờ trên đường, do đó, họ luôn ở trong trạng thái căng thẳng dễ dẫn tới tăng đường huyết.

Để duy trì lượng đường trong máu ổn định, cơ thể buộc phải tiết ra nhiều insulin hơn để chống lại các adrenaline gây tăng đường huyết. Qua thời gian, việc liên tục tiết insulin sẽ gây tổn thương tế bào β, làm giảm tiết insulin, khiến đường huyết tiếp tục gia tăng gây bệnh tiểu đường.

Theo khuyến cáo của bác sĩ, các tài xế, đặc biệt tài xế lớn tuổi hoặc có tiền sử tăng đường huyết sẽ có xác suất bệnh tiểu đường cao hơn bình thường. Ngoài ra, các tài xế có thói quen mới ăn xong đã lái xe, về nhà ngủ ngay lập tức, thiếu tập luyện thể dục, dẫn tới tích tụ quá nhiều chất béo ở vùng bụng dễ gây bệnh tiểu đường tuýp 2.

Chính vì vậy, để phòng ngừa căn bệnh này, các tài xế nên có biện pháp giảm bớt sự căng thẳng, tránh điều khiển xe liên tục trong thời gian dài. Nếu có điểm dừng chân, các tài xế hãy dừng xe nghỉ ngơi, thư giãn với một số bài tập thể dục. Thường xuyên đo đường huyết, đặc biệt những người béo phì hoặc tiền sử gia đình có người bị tiểu đường nên chú ý nhiều hơn.

Trong trường hợp chỉ số đường cao hoặc có chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường, các tài nên tuân thủ điều trị nghiêm ngặt.

Bệnh nhân tiểu đường trước khi lái xe nên tiến hành đo lượng đường trong máu, nếu chỉ sô này quá cao hoặc quá thấp so với quy định, nên tránh lái xe để đảm bảo an toàn. Ngoài ra, cần khám sức khoẻ định kỳ để sớm phát hiện các biến chứng nguy hiểm. Không nên lái xe không dừng nghỉ trên quãng đường dài vì mệt mỏi sẽ ảnh hưởng đến phản ứng và phán đoán, hơn nữa, gây ra biến động không tốt về lượng đường trong máu.

Nguồn: vovgiaothong.vn

Nhà tài trợ

 

Đánh giá xe tải Isuzu QKR270 thùng kín Euro 4

Tin mới

Xem nhiều nhất

Tổng đại lý xe ben Việt Nam
  • Showroom 1: 466 Quốc Lộ 1A, Phường An Phú Đông, Quận 12, Tp Hồ Chí Minh
  • Showroom 2: Đường Thuận An Hòa, Phường Thuận Giao, TP Thuận An, Tỉnh Bình Dương
  • Website: xeben.com.vn
TOP